Thêm giỏ hàng
Bạn cần đăng nhập
Thêm yêu thích
Đã có trong yêu thích
Thay đổi thành công
Thêm so sánh
Đã có trong so sánh
So sánh tối đa 3sp
Tệp tin không hợp lệ
Rate thanh cong

Phát thanh, truyền hình thời 4.0: Thay đổi hay là chết?

Nếu không thay đổi, phát thanh truyền hình truyền thống có thể bị thay thế bởi những “kẻ đến sau” hợp thời. Cảnh báo này đã được nhiều chuyên gia nêu ra tại Triển lãm Quốc tế VIETNAM ICT Comm và Telefilm do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đồng tổ chức.

Cần đối diện thẳng thắn với “cơn ác mộng”
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Sản phẩm, Dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin & Truyền thông – VIETNAM ICTCOMM và Triển lãm Quốc tế Phim và Công nghệ Phát thanh, Truyền hình – TELEFILM 2019, nhiều khách mời trong nước và quốc tế có mặt cùng thảo luận các vấn đề về thời đại 4.0.
Đại diện của một trong những doanh nghiệp công nghệ đang cung cấp giải pháp phục vụ ngành Phát thanh – Truyền hình, ông Hoàng Nguyên Vân – Tổng Giám đốc Công ty SAVIS đã có phát biểu chia sẻ góc nhìn về chuyển đổi số trong lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình.
Ông Hoàng Nguyên Vân khẳng định: “Cuộc đua công nghệ chắc chắn là rất khốc liệt. Trong tương lai, taxi có thể tự lái, điện thoại thông minh không cần sim, mỗi người sẽ được cấp một ID duy nhất. Người xem truyền hình đang ở đâu? Họ cần gì? Phải chuyển đổi số như thế nào cho phù hợp với nhu cầu của người xem hiện đại? Đó là tất cả những câu hỏi buộc phải trả lời nhưng chắc chắn rằng nếu không chuyển đổi số, truyền hình truyền thống sẽ… chết”.


Cuộc đua công nghệ rất khốc liệt, nếu không kịp chuyển đổi, sẽ phải đối mặt với cái kết không ai muốn
Theo ông Hoàng Nguyên Vân, Internet và công nghệ đã và đang làm thay đổi căn bản lĩnh vực truyền hình truyền thống. Công nghệ Internet di động tốc độ cao 3G, 4G-LTE và tới đây là 5G; eSIM với khả năng kết nối mọi thiết bị, mọi lúc mọi nơi, trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo AR, thực tế tăng cường VR và Machine Learning/Deep Learning sẽ là những công nghệ tác động mạnh mẽ tới ngành công nghiệp truyền hình trong thời gian tới.
“Các ứng dụng OTT như Netflix, YouTube, HBO Now, YOUKU… là đối thủ và cơn ác mộng của truyền hình truyền thống với nền tảng kỹ thuật số toàn cầu. AI/AI bots đang làm thay đổi cách tiếp cận và phân phối nội dung đến khán giả. Những kẻ đi sau đang áp đảo thế hệ đi trước. Vì vậy, những người làm truyền hình không thay đổi tư duy sẽ đánh mất khán giả/khách hàng và giảm sức hấp dẫn trong mắt các nhà quảng cáo.” – Ông Vân nhấn mạnh.

Ông Hoàng Nguyên Vân –  Giám đốc Công ty SAVIS


“Tư duy lại về sản xuất, phân phối nội dung, khán giả và xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành, tư duy lại về cạnh tranh và lên chiến lược xây dựng nền tảng tương lai là nhiệm vụ cốt yếu của các đơn vị truyền thông – truyền hình hiện nay. Mô hình đường ống truyền thống đã dần đi đến hồi kết, thay vào đó là sự bành trướng và trỗi dậy mãnh mẽ của mô hình nền tảng. Nền tảng là mô hình kinh doanh tạo ra giá trị bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các tương tác trực tiếp giữa hai hoặc nhiều nhóm khách hàng khác nhau. “5G sẽ là hạ tầng dịch vụ trong tương lai. Các nhà cung cấp nền tảng với 5G Network sẽ kết nối các nhà sản xuất, phân phối nội dung tiếp cận đến hàng tỷ khách hàng trong tương lai. Không xây dựng và hoạt động theo mô hình nền tảng thì những đơn vị làm phát thanh truyền hình khó lòng thoát khỏi sự suy thoái và bị thay thế bởi những kẻ đến sau đầy mạnh mẽ”. Ông Hoàng Nguyên Vân kết luận.

“Giấc mơ” chuyển đổi số  

Ông Lê Công Thành, chuyên gia đến từ một công ty công nghệ đã chia sẻ tâm huyết về hệ sinh thái dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam. Ông Bùi Huy Bình, Phòng công nghệ thông tin công ty CP Sao Bắc Đẩu nói về truy xuất nguồn gốc và ứng dụng blockchain, những khó khăn khi áp dụng công nghệ thông tin.

Ngoài chủ đề về chuyển đổi số trong phát thanh, Truyền hình; nhiều đại biểu đến từ các đơn vị đã cùng thảo luận về các chủ đề: “Ứng dụng Công nghệ AI và Blockchain trong Kết nối thị trường và Thanh toán trực tuyến”; “Bảo mật Công nghệ - Xu hướng chiến lược năm 2019”; “Khởi nghiệp thông minh trong kỷ nguyên công nghệ 4.0”; “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu”…

Hội thảo chia sẻ về chuyển đổi số trong lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình

Tại hội thảo “Ứng dụng Công nghệ AI và Blockchain trong Kết nối thị trường và Thanh toán trực tuyến”, ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ phát biểu: “Vietnam ICTComm không chỉ là cầu nối giao thương giúp khởi tạo và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, mà còn là diễn đàn giao lưu công nghệ quan trọng, mang đến những cơ hội chia sẻ, trao đổi các công nghệ tiên tiến với bạn bè quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình. Sản phẩm được giới thiệu tại Triển lãm sẽ là cầu nối để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giao lưu học hỏi và giới thiệu các công nghệ mới”.

Rất nhiều đơn vị mang công nghệ tới cho khách hàng trải nghiệm tại triển lãm 

Nhiều công ty đến từ Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... tham dự triển lãm

Triển lãm năm nay có quy mô hơn 450 đơn vị đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khách tham quan trải nghiệm các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ Viễn thông, Công nghệ thông tin & Truyền thông đa dạng như công nghệ phát sóng, giải pháp phần mềm, cáp, công nghệ giải mã, công nghệ 4G-LTE internet tốc độ cao, big data, AI, IOT, các giải pháp hỗ trợ tổ chức kinh tế và chính phủ điện tử…
Triển lãm Quốc tế VIETNAM ICT Comm và Telefilm do Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Thông tin & Truyền thông chủ trì và bảo trợ, Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, phối hợp cùng Công ty cổ phần ADPEX, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo VCIC, Hiệp hội Internet Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam, Hội Truyền thông Số Việt Nam tổ chức, khai mạc sáng 6/6 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn, diễn ra trong 3 ngày từ ngày 6-8/6/2019.

Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam dự hội thảo về chuyển đổi số trong Phát thanh, Truyền hình.


Triển lãm cũng là nơi để các nhà sản xuất phim trong nước có cơ hội giao lưu học hỏi, tiếp cận nền công nghệ phim, truyền hình 4.0, công nghệ kỹ xảo quốc tế, cập nhât xu thế truyền hình hot nhất cùng các thiết bị hiện đại và dịch vụ tiền kì và hậu kì thú vị và gặp gỡ trao đổi các đối tác tiềm năng, mua bán bản quyền phim truyền hình.

Triển lãm năm nay có quy mô hơn 450 đơn vị đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khách tham quan trải nghiệm các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ Viễn thông, Công nghệ thông tin & Truyền thông đa dạng như công nghệ phát sóng, giải pháp phần mềm, cáp, công nghệ giải mã, công nghệ 4G-LTE internet tốc độ cao, big data, AI, IOT, các giải pháp hỗ trợ tổ chức kinh tế và chính phủ điện tử…

Triển lãm cũng là nơi để các nhà sản xuất phim trong nước có cơ hội giao lưu học hỏi, tiếp cận nền công nghệ phim, truyền hình 4.0, công nghệ kỹ xảo quốc tế, cập nhât xu thế truyền hình hot nhất cùng các thiết bị hiện đại và dịch vụ tiền kì và hậu kì thú vị và gặp gỡ trao đổi các đối tác tiềm năng, mua bán bản quyền phim truyền hình.

Phát biểu khai mạc Triển lãm Vietnam ICT Comm – Telefim 2019, ông Hoàng Vĩnh Bảo – Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông chia sẻ: “Tôi tin tưởng rằng Triển lãm không chỉ là cầu nối giao thương giúp khởi tạo và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, mà còn là diễn đàn giao lưu công nghệ quan trọng, mang đến những cơ hội chia sẻ, trao đổi các công nghệ tiên tiến với bạn bè quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình”.


Nguồn:viettimes.vn